Về những công việc liên quan đến tháo lắp bu lông thì lực siết bu lông đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ lực siết bu lông quyết định được độ bền, độ chắc chắn nên lực siết cần đạt tiêu chuẩn được đưa ra. Chính vì tầm quan trọng của lực siết bu lông nên cách tra bảng lực siết hiệu quả nhất sẽ do máy đo thực hiện. Hãy cùng với Bu lông comat tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Lực siết bu lông là gì?
Lực siết bu lông là loại lực vô cùng hữu ích, hơn nữa khi kết hợp với các công cụ siết bu lông sẽ tạo nên lực momen xoắn. Khi lực đạt đến ngưỡng đủ lớn sẽ tác động lên đai ốc hoặc đầu bu lông nhằm sản xuất ra ứng suất căng từ ban đầu.Đây chính là lúc bu lông được siết chặt theo đúng kỹ thuật yêu cầu.
Nói một cách ngắn gọn thì lực siết bu lông hay còn gọi là lực của momen kết hợp với đai ốc nhằm kẹp chặt các vật liệu với nhau. Nhờ vào lực siết bu lông các liên kết sẽ được bền vững và chắc chắn hơn, cũng tuỳ thuộc vào từng loại bu lông sẽ mang đến lực siết khác nhau và việc đó còn phụ thuộc vào đường kính hay độ bền.
Để đảm bảo được độ bền và tính an toàn trong các liên kết thép, cũng như tuỳ thuộc vào nhiều phương tiện thực hiện khác nhau thì mỗi bu lông cần lực siết phù hợp nhất định.
Chính vì lẽ đó, bảng tiêu chuẩn về lực siết bu lông trong xây dựng là điều tất yếu giúp người kỹ thuật có thể kiểm tra, tính toán để đưa ra lực bu lông chuẩn xác nhất.
Tiêu chuẩn lực siết bu lông
Ở nước ta hiện nay, bạn có thể tham khảo hai bản tiêu chuẩn về quy định lực siết bu lông từ đó tìm ra được văn bản phù hợp với ngành nghề của mình.
- Dành cho yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp: Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 8298:2009 Công trình thủy lợi
- Dành cho yêu cầu kỹ thuật: Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 1916:1995 về Bu lông, vít cấy và đai ốc
Ngoài việc tham khảo không thôi, các bạn cũng có thể tìm hiểu về cách tính size và cách tra bảng lực siết bu lông nhằm hỗ trợ bạn một cách dễ dàng trong việc lựa chọn được loại lực cần siết và máy bu lông phù hợp để phục vụ cho công việc.
Hướng dẫn chi tiết cách tính lực siết bu lông
Như những gì đã được nhắc đến ở trên thì lực siết tiêu chuẩn có những quy định riêng. để có thể tính lực siết bu lông cần phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản sau:
- Chỉ số về đường kính
- Chỉ số về độ bền của bu lông
Có một điều mà rất nhiều người hiểu sai và nghĩ đường kính chính là size của bu lông. Size bu lông là chỉ số ecu vặn vào của bu lông được ký hiệu là S, còn đường kính sẽ được ký hiệu là d. Chính vì sự sai sót không đáng có này dẫn đến việc mua dụng cụ tháo síêt bu lông sai.
Tuy nhiên, giữa đường kính và size ecu có mối liên hệ chặt chẽ qua công thức
S = 1.5xd
Trong đó S là size bu lông và d là đường kính của bu lông.
Hướng dẫn tra bảng lực siết bu lông
Bảng tra lực siết bu lông là bảng đã được tổng hợp các đường kính bu lông, kích cỡ bu lông cùng với độ bền của bu lông.
Sau khi đã biết được thông số của bu lông thì cứ gióng các thông số theo cột. Ô giao nhau giữa “s và d” chính là ô thể hiện của bu lông cũng chính là lực siết cần tìm. Nhờ đó, sẽ tìm ra được lực siết bu lông phù hợp nhất.
Loại | Đầu lục nổi | Đầu lục chìm | Cấp độ bền của Bu lông | |||||
4.8 | 5.8 | 6.8 | 8.8 | 10.9 | 12.9 | |||
M3 | 5.5 | 2.5 | 0.64 | 0.8 | 0.91 | 1.21 | 1.79 | 2.09 |
M4 | 7 | 3 | 1.48 | 1.83 | 2.09 | 2.78 | 4.09 | 4.79 |
M5 | 8 | 4 | 2.93 | 3.62 | 4.14 | 5.5 | 8.1 | 9.5 |
M6 | 10 | 5 | 5 | 6.2 | 7.1 | 9.5 | 14 | 16.4 |
M8 | 13 | 6 | 12.3 | 15.2 | 17.4 | 23 | 34 | 40 |
M10 | 16 | 8 | 24 | 30 | 34 | 46 | 67 | 79 |
M12 | 18 | 10 | 42 | 52 | 59 | 79 | 116 | 136 |
M14 | 21 | 12 | 67 | 83 | 95 | 127 | 187 | 219 |
M16 | 24 | 14 | 105 | 130 | 148 | 198 | 291 | 341 |
M18 | 27 | 14 | 145 | 179 | 205 | 283 | 402 | 471 |
M20 | 30 | 17 | 206 | 254 | 291 | 402 | 570 | 667 |
M22 | 34 | 17 | 283 | 350 | 400 | 552 | 783 | 917 |
M24 | 36 | 19 | 354 | 438 | 500 | 691 | 981 | 1148 |
M27 | 41 | 19 | 525 | 649 | 741 | 1022 | 1452 | 1700 |
M30 | 46 | 22 | 712 | 880 | 1005 | 1387 | 1969 | 2305 |
M33 | 50 | 24 | 968 | 1195 | 1366 | 1884 | 2676 | 3132 |
M36 | 55 | 27 | 1242 | 1534 | 1754 | 2418 | 3435 | 4020 |
M39 | 60 | 1614 | 1994 | 2279 | 3139 | 4463 | 5223 | |
M42 | 65 | 32 | 1995 | 2464 | 2816 | 3872 | 5515 | 6453 |
M45 | 70 | 2497 | 3085 | 3525 | 4847 | 6903 | 8079 | |
M48 | 75 | 36 | 3013 | 3722 | 4254 | 5849 | 8330 | 9748 |
M52 | 80 | 3882 | 4795 | 5480 | 7535 | 10731 | 12558 | |
M56 | 85 | 41 | 4839 | 5978 | 6890 | 9394 | 13379 | 15656 |
M60 | 90 | 6013 | 7428 | 8490 | 11673 | 16625 | 19455 | |
M64 | 95 | 46 | 7233 | 8935 | 10212 | 14041 | 19998 | 23402 |
Cách xác định kích cỡ bu lông
Kích thước bu lông sẽ được xác định nhờ vào 3 hàng cột dưới đây:
Cột 1- d | Cột 2- s | Cột 3 – độ bền bu lông |
Cột đầu tiên của bảng là cột có đầy đủ thông tin về đường kính của các bu lông từ M3- M64. | Đây là cột kích thước bu lông, cột này biểu thị kích thước ecu vặn vào bu lông. | Đối với mỗi loại bu lông khác nhau, kích cỡ và độ bền khác nhau sẽ mang đến lực siết khác nhau. |
Dựa vào bảng chi tiết về lực siết bu lông sẽ mang đến sự tiện lợi cho mọi người khi sử dụng.
Các xác định lực siết của bu lông
Để có thể xác định được lực siết bu lông thì trước hết cần xác định kích cỡ bu lông. Tại ô giao nhau giữa đường thẳng và hàng ngang chính là lực siết bu lông cần được tìm. Tiêu chuẩn lực siết của bu lông vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo được độ an toàn và sự chắc chắn trong các liên kết.
Trên đây đều là những thông tin cần thiết mà chúng tôi muốn bạn đọc biết đến cũng như tham khảo nhằm có cho mình một kiến thức nhất định nhằm phục vụ tốt cho công việc.
Bu lông Comat luôn muốn có thể đồng hành và mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Bài viết liên quan
Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số kỹ thuật cần hiểu rõ
Bu lông nở là một trong những vật tư xuất hiện rất nhiều trong các
Bảng tra khối lượng bu lông đai ốc, vòng đệm chính xác và mới nhất 2023
Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các chi tiết bu lông đai ốc
Ê cu và bu lông là gì? Sự kết hợp của bulong và ê cu với long đen
Ê cu và bu lông là 2 chi tiết quan trọng trong cuộc sống. Với
Phân loại ren, có mấy loại mối ghép bằng ren
Phương pháp ghép bằng gen là phương pháp được dùng rộng rãi trong công nghiệp,
Ren dùng để làm gì? Các chi tiết và kết cấu của ren
Ren là một trong những thành phần đặc biệt quan trọng có chức năng sản
Hướng dẫn cách đọc ký hiệu bu lông? Tầm quan trọng của việc đọc đúng ký hiệu bu lông
Các thiết bị như bulong, đai ốc là những vật liệu liên kết phổ biến