Ê cu và bu lông là 2 chi tiết quan trọng trong cuộc sống. Với tính ứng dụng cao, chúng xuất hiện phổ biến trong mọi lĩnh vực như cơ khí, lắp ráp, xây dựng,… Hiện nay, nhiều người thường kết hợp long đen, ê cu và bu lông để tăng hiệu suất hoạt động. Thông qua bài viết dưới đây, Bulong Comat sẽ trình bày cụ thể về 3 chi tiết này và tác dụng của việc kết hợp với bu lông và ê cu.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu chi tiết về ê cu
Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ê cu:
Ê cu là gì?
Ê cu hay còn được gọi là đai ốc. Đây là một chi tiết thường được dùng trong cơ khí có lỗ và được tiện ren phía bên trong. Thông thường ê cu sẽ được dùng chung với bu lông để kẹp hai hoặc nhiều chi tiết lại với nhau.
Phân loại và đặc điểm của ê cu
Ê cu thường được chế tạo từ thép CT với tiêu chuẩn DIN, GB. Bề mặt được mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ kẽm điện phân. Tùy vào đặc tính của từng môi trường mà bề mặt ecu sẽ được xử lý bề mặt thích hợp.
Ê cu có nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Đai ốc lục giác (đai ốc 6 cạnh)
- Đai ốc chèn
- Đai ốc có khung
- Đai ốc hoa
- Đai ốc hình trụ
- Đai ốc có gờ nổi
- Đai ốc có mũi
- Ốc vạn năng
Ứng dụng của ê cu
Nhờ vào khả năng tháo lắp dễ dàng cùng tính ổn định cao nên đai ốc thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực cơ khí, lắp ráp, xây dựng nhà xưởng, chế tạo thiết bị cong nghiệp, các công trình giao thông,… Nhưng chúng được sử dụng nhiều nhất trong việc xây dựng và lắp ráp.
Tìm hiểu chi tiết về bu lông
Dưới đây là các thông tin chi tiết về bu lông:
Khái niệm và phân loại
Bu lông cũng là một chi tiết cơ khí chuyên dùng trong lắp ráp, chúng được sử dụng để liên kết với các chi tiết đơn lẻ tạo thành 1 khối thống nhất. Bu lông có hình thanh trụ tròn, đầu có mũ hình tròn, hình vuông hoặc hình lục giác,… đầu còn lại được tiện ren để vừa vặn với kích thước của đai ốc.
Hiện nay, căn cứ và cấu tạo và ứng dụng của bu lông sẽ có rất nhiều loại khác nhau. Trong bài viết dưới đây thì Bulong Comat sẽ gửi đến quý bạn đọc những loại bu lông phổ biến nhất hiện nay:
- Bu lông lục giác ngoài
- Bu lông lục giác chìm
- Bu lông tròn cổ vuông
- Bu lông liền long đen
- Bu lông liên kết chịu lực cao
- Bu lông mắt (móc cẩu)
Ứng dụng của bu lông
Bu lông có khả năng chịu tải trọng kéo, mài mòn, uốn, cắt,… có độ ổn định cao cùng việc hiệu chỉnh, tháo lắp bu lông cũng khá dễ dàng. Vì thế, chúng thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, chế tạo thiết bị công nghiệp, nhà xưởng công nghiệp, công trình giao thông, cầu cống,…
Long đen là gì?
Long đền còn được biết đến với cái tên là vòng đệm. Đây là một chi tiết dùng để chêm giữa đai ốc và thiết bị ghép nối trong mối ghép bằng lông hay mối ghép bằng vít.
Nhờ có long đen nên khi bạn siết chặt đai ốc sẽ không làm ảnh hưởng đến bề mặt của các thiết bị ghép. Chúng còn có công dụng giúp cho lực ép đai ốc được phân bổ đều hơn, mối ghép được liên kết chặt chẽ.
Vì sao nên kết hợp ê cu và bu lông với long đen
Trong các lĩnh vực lắp ráp đều sẽ có sự xuất hiện của long đen, ê cu và bu lông. Vì sao 3 chi tiết này thường được kết hợp với nhau?
Tren thực tế, ở trong lĩnh vực cơ khí, khi các loại máy công nghiệp hoạt động hết công suất sẽ gây nên độ rung nhất định và tác động trực tiếp lên tổng thể sản phẩm cơ khí. Khi đó, dù ê cu và bu lông đều là những chi tiết nhỏ nhất nhưng vẫn phải chịu tác động của lực rung này.
Vì thế, để đảm bảo tạo nên liên kết bền chặt giữa ê cu và bu lông các người thợ sẽ gắn thêm lông đen vào các mối nối. Hành động này sẽ giúp cho bu lông không bị văng ra ngoài khi máy hoạt động hết công suất và tại ra cường độ rung lớn. Khi kết hợp long đen, bu lông và ê cu sẽ giúp máy hoạt động bền bỉ hơn và an toàn.
Trong một số lĩnh vực khác, đối với những sản phẩm bị trờn ren, người dùng thường sử dụng thêm long đền để giúp siết chặt các mối ren lại với nhau. Đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Mong rằng qua những thông tin vừa chia sẻ đã giúp quý bạn đọc hiểu được vì sao người ta thường hay kết hợp long đen, ê cu và bu lông trong các mối ghép. Quý bạn đọc cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu tìm mua 3 chi tiết này có thể liên hệ trực tiếp với Bulong Comat để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số kỹ thuật cần hiểu rõ
Bu lông nở là một trong những vật tư xuất hiện rất nhiều trong các
Bảng tra khối lượng bu lông đai ốc, vòng đệm chính xác và mới nhất 2023
Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các chi tiết bu lông đai ốc
Phân loại ren, có mấy loại mối ghép bằng ren
Phương pháp ghép bằng gen là phương pháp được dùng rộng rãi trong công nghiệp,
Ren dùng để làm gì? Các chi tiết và kết cấu của ren
Ren là một trong những thành phần đặc biệt quan trọng có chức năng sản
Hướng dẫn cách đọc ký hiệu bu lông? Tầm quan trọng của việc đọc đúng ký hiệu bu lông
Các thiết bị như bulong, đai ốc là những vật liệu liên kết phổ biến
Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần? Chi tiết các phần trong mối ghép bu lông
Trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng thì cấu tạo