Phương pháp ghép bằng gen là phương pháp được dùng rộng rãi trong công nghiệp, trong xây dựng cũng như trong đời sống. Các chi tiết trong mối ghép bằng ren thường bao gồm có bu lông, vít cấy, đinh vít, đai ốc, vòng đệm và các chi tiết phòng lỏng khác. Tuy nhiên có bao nhiêu loại mối ghép bằng ren vẫn là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Vậy phân loại ren như thế nào, có mấy loại mối ghép bằng ren? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay với bài viết này nhé.
Những loại ren được sử dụng phổ biến hiện nay
Ren thường là các đường xoắn ốc tròn xoay. Trong xây dựng mỗi loại ren sẽ có một công dụng khác nhau. Vậy có mấy loại ren được sử dụng phổ biến hiện nay gồm những loại nào?
Ren hệ mét là gì
Ren hệ mét được dùng rất nhiều trong thi công cơ điện, thang máng cáp, hệ thống phòng cháy chữa cháy,…Kí hiệu của ren hệ mét là M. Kích thước của ren được đo bằng milimet và được quy ước trong TCVN 2247-77 đối với ren bước lớn và TCVN 2248-77 đối với ren bước nhỏ.
Ren hệ mét được dùng rộng rãi trong các mối ghép, profin của ren hệ mét là tam giác đều, góc đỉnh ren bằng 60 độ. Chúng dùng để ghép kết nối với thanh ren chịu lực M8, ty ren chịu lực M10, kẹp xà gồ d12.
Ren hệ inch là gì
Ren hệ Inch thường được sử dụng để đo lường đường kính khá nhiều và được ứng dụng trong ngành công nghiệp cơ khí dành cho các kỹ thuật viên là chủ yếu, và ren hệ Inch có đơn vị đo lường là Inch. Bước đường ren trên chiều dài được đo lường là 1 Inch. Góc giữa hai đỉnh đường ren là 55 độ và profin theo dạng hình tam giác cân.
Ren ống là gì
Ren ống thường gồm có hai loại: Ren ống hình trụ: có ký hiệu là G, và được quy định về kích thước trong TCVN 4681 – 89.
Ren ống là đường ren dùng trong các mối lắp ghép bằng ống. Profin giữa hai đường ren là một tam giác cân và góc giữa hai đỉnh đường ren là 55 độ, có đơn vị đo lường là Inch giống ren hệ Inch.
Ren tròn là gì
Ren tròn có Ký hiệu là Rd và có đơn vị đo lường là mm và được quy định về kích thước trong TCVN 2256 – 77. Ren tròn là dạng ren có profin giữa hai đỉnh đường ren là hình cung tròn. Ren thường có một đầu nối và có hướng xoắn của nó. Profin được đặc trưng cho tên của loại ren đó.
Ren thang là gì
Có hai loại là ren thang một đầu mối và ren thang nhiều đầu mối. Và được quy định về kích thước trong TCVN 2254 – 77 và TCVN 2255 – 77.
Ren thang là loại ren có profin giữa hai đường ren là một hình thang cân và góc giữa hai đỉnh đường ren là 30 độ, có đơn vị đo lường là mm và có ký hiệu là Tr.
Ren vuông là gì
Ren vuông là loại ren được tạo ra với đường ren dạng hình vuông, tùy thuộc vào mục đích nhu cầu sử dụng. Ren vuông Có profin giữa hai đường ren là một hình vuông và góc giữa hai đỉnh đường ren là 90 độ.
Ren răng cưa là gì
Có ký hiệu là S và đơn vị đo lường là mm. Ren răng cưa là loại ren có profin giữa hai đường ren là một hình thang thường và góc giữa hai đỉnh đường ren là 30 độ.
Có mấy loại mối ghép bằng ren
Dưới đây là trả lời cho thắc mắc mối ghép bằng ren có mấy loại chính.
Mối ghép bằng ren có 3 loại chính: Mối ghép bu lông: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông; Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy; Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép và đinh vít.
Cùng tìm hiểu chi tiết về 3 loại mối ghép bằng ren này nhé:
Mối ghép bu lông: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông
Bu lông là chi tiết có vòng ren có cấu tạo hai phần là đầu bu lông và thân bu lông.
- Đầu bu lông có thể có dạng nón, chỏm cầu, lăng trụ 4 mặt hay lăng trụ 6 mặt.
- Thân bu lông có dạng hình trụ, trên bề mặt có các vòng ren. Chiều dài thân bu lông cũng như chiều dài ren phụ thuộc vào mối ghép của bu lông đai ốc.
Đai ốc là chi tiết để vặn khớp vào bu lông để tạo mối ghép bu lông đai ốc.
Bộ phận cuối cùng là Vòng đệm hay còn gọi là long đen, là chi tiết lót giữa đai ốc và chi tiết ghép trong mối ghép bu lông đai ốc được dùng để tránh làm hỏng bề mặt chi tiết bị ghép. Bên cạnh đó, vòng đệm còn quan trọng để phân phối đều lực ép của đai ốc.
Mối ghép vít cấy: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy
Vít cấy là chi tiết hình trụ, hai đầu có ren, một đầu vặn vào chi tiết bị ghép, một đầu vặn với đai ốc. Mối ghép vít cấy được dùng khi chi tiết bị ghép quá dày hay vì một lý do nào đó không dùng bulong được.
Mối ghép đinh vít: chi tiết ghép và đinh vít
Với mối ghép đinh vít: ren của đinh vít lắp vào lỗ có ren chi tiết 4. Mối ghép đinh vít thường ứng dụng Với những chi tiết ghép chịu lực nhỏ.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về ren có mấy loại những loại mối ghép ren phổ biến. Hy vọng bài viết trên đem đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.
Bài viết liên quan
Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số kỹ thuật cần hiểu rõ
Bu lông nở là một trong những vật tư xuất hiện rất nhiều trong các
Bảng tra khối lượng bu lông đai ốc, vòng đệm chính xác và mới nhất 2023
Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các chi tiết bu lông đai ốc
Ê cu và bu lông là gì? Sự kết hợp của bulong và ê cu với long đen
Ê cu và bu lông là 2 chi tiết quan trọng trong cuộc sống. Với
Ren dùng để làm gì? Các chi tiết và kết cấu của ren
Ren là một trong những thành phần đặc biệt quan trọng có chức năng sản
Hướng dẫn cách đọc ký hiệu bu lông? Tầm quan trọng của việc đọc đúng ký hiệu bu lông
Các thiết bị như bulong, đai ốc là những vật liệu liên kết phổ biến
Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần? Chi tiết các phần trong mối ghép bu lông
Trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng thì cấu tạo