Inox là một loại vật liệu tuyệt vời và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Inox có nhiều ưu điểm nổi bật như không bị gỉ sét, bền bỉ ngay cả khi sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, chống ăn mòn. Đặc biệt hơn nữa là trên thị trường ngày càng có nhiều loại inox, mỗi loại có một đặc điểm và ứng dụng riêng biệt. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết inox 304 và 316 nhé!
Tìm hiểu chung về inox 304 và inox 316
Trước khi tìm hiểu cách nhận biết inox 304 và 316 chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái quát về hai loại inox này.
Inox 304 và đặc điểm
Inox 304 là tên gọi của 1 loại thép không gỉ Austenit. Loại inox này được sử dụng vô cùng phổ biến trên thị trường. Về cấu tạo thành phần, Inox 304 có thành phần chủ yếu là sắt. Một số chất cũng chiếm đa số trọng lượng là: 8% – 10,5% trọng lượng là Niken, khoảng 18% – 20% trọng lượng là Crom. Ngoài bahai thành phần chính này thì inox 304 còn được cấu tạo từ các chất như silicon, Cacbon, Mangan,…
Có hai loại inox 304 từ là inox 304L và inox 304H. Đối với inox 304H thì hàm lượng Cacbon có bên trong cao hơn, điều này khiến cho nó trở nên bền bỉ hơn. Ngược lại inox 304L có hàm lượng các bon tương đối thấp nên được sử dụng phổ biến trong việc giảm thiểu sự ăn mòn trong các mối hàn.
Inox 316 và ưu điểm nổi bật
Inox 316 cũng là loại thép không gỉ Austenit. Độ phổ biến của loại inox này trên thị trường cũng tương đối cao. Về cấu tạo thành phần, inox 316 được cấu tạo từ các chất như: thép, niken, crom, molypden, silicon, carbon, mangan,…
Ưu điểm lớn nhất của Inox 316 là khả năng chống ăn mòn bởi muối clorua. Ngoài ra, khả năng chống ăn mòn trong các môi trường khác cũng vô cùng tốt. Tuy nhiên, khả năng ăn mòn này sẽ giảm nếu tăng nhiệt độ. Inox 316 còn có một đặc điểm là cứng hơn so với nhiều loại inox thông thường.
So sánh inox 304 và 316
Giống nhau
Khi tìm hiểu cách nhận biết inox 304 và 316 chúng ta sẽ thấy hai loại inox này có những điểm giống nhau như:
- Đều được sử dụng phổ biến trên thị trường
- Là thép không gỉ Austenit
- Thành phần chính là: thép, Niken, Crom, silicon, carbon và mangan
- Đều có độ cứng cao và khả năng chống ăn mòn
Khác nhau
Tiêu chí | Inox 304 | Inox 316 |
Thành phần | 8% – 10,5% trọng lượng là Niken, khoảng 18% – 20% trọng lượng là Crom; 1% manga | 10% trọng lượng là Niken, khoảng 16% trọng lượng là Crom; 2% Molypden |
Khối lượng riêng | Thấp hơn so với Inox 316 | Cao hơn so với inox 304 |
Độ cứng | Độ cứng tốt nhưng không phải là tốt nhất | Độ cứng tương đương của inox 304 |
Độ bền | Độ bền thấp | Độ bền cao |
Độ dát mỏng | Dễ dàng thực hiện | Tương đối khó thực hiện |
Khả năng chống ăn mòn | Cấu tạo có crom nên bề mặt inox mượt, tuy nhiên vẫn có những vết rỗ trên bề mặt | Khả năng chống ăn mòn cao hơn so với inox 304 |
Khả năng khi tiếp xúc với muối và axit | Không tiếp xúc với axit và muối | Không tiếp xúc với axit và muối |
Khả năng hút nam châm | Không hút nam châm | Không hút nam châm |
Giá thành | Thấp hơn Inox 316 | Cao hơn inox 304 |
Cách nhận biết inox 304 và 316
Inox 304 và 316 tương đối giống nhau và có rất nhiều trên thị trường. Vì vậy, sau đây, chúng tôi xin được hướng dẫn một vài cách nhận biết inox 304 và 316.
Dung dịch thử M2
Chuẩn bị hai miếng inox 304 và 316. Lần lượt nhỏ dung dịch Molypden lên 2 miếng inox. Miếng inox nào xuất hiện kết tủa màu đen thì là inox 304. Inox 316 có thành phần Molypden nên sẽ cho ra kết tủa màu vàng.
Test tại trung tâm thí nghiệm
Cách nhận biết inox 304 và 316 thứ 2 tương đối tốn thời gian đó là đem hay mẫu inox tới test tại trung tâm thí nghiệm. Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo lường và cho ra kết quả chính xác nhất.
Dựa vào CO/CQ
CO/CQ là các thông số về chất lượng và đặc điểm của inox. Sử dụng 2 thông số này như một cách nhận biết inox 304 và 316 rất đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể biết thêm nhiều thông tin khác và inox như kích thước, chất lượng.
Ứng dụng của inox 304 và 316
Sau khi tìm hiểu cách nhận biết inox 304 và 316 chúng ta thấy hai loại inox này có ứng dụng vô cùng nhiều trong cuộc sống. Inox 304 có thể được ứng dụng để tạo nên các thiết bị như: tủ lạnh máy, rửa chén, phụ kiện đường ống, bộ trao đổi nhiệt, ống xả, vỏ bánh xe, bể chứa, bình áp lực, thiết bị nhà bếp,.. Inox 316 thì có thể được ứng dụng để tạo các thiết bị như: thiết bị lọc dầu, thiết bị xử lý và lưu trữ hóa chất, các thiết bị y tế, các thiết bị sử dụng trong môi trường biển,…
Một điểm chung của cả hai loại inox này là có thể ứng dụng làm bu lông inox. Một trong những địa chỉ cung cấp bulong với đa dạng chất liệu mà các bạn có thể tin tưởng là Bulong Comat. Tại đây không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng mà còn rất đa dạng. Đây là địa chỉ phân phối bulong tin cậy của nhiều doanh nghiệp xây dựng. Để tìm hiểu thêm về bulong comat, các bạn có thể truy cập website: https://bulongcomat.com.vn/.
Trên đây là những chia sẻ và hướng dẫn cách nhận biết inox 304 và 316. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp là hữu dụng với các bạn đọc.
Bài viết liên quan
Bu lông hệ inch là gì? Tiêu chuẩn bu lông hệ inch bạn nên biết
Hiện nay, các dòng bu lông inox thường được sản xuất theo tiêu chuẩn hệ...
Inox 201 là gì? Inox 201 có bị gỉ không? Đặc điểm và ứng dụng thực tế
Thép không gỉ luôn là một vật vật liệu vô cùng quan trọng và được...
Lấy ốc vít bị gãy như thế nào nhanh chóng và dễ dàng nhất?
Ốc vít của bạn bị hư hỏng và muốn thay con ốc mới nhưng bạn...
Vòng đệm khóa là gì? Những điều cần biết về vòng đệm khóa
Vòng đệm khóa là một sản phẩm cũng như một thiết bị không thể thiếu...
Tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm bu lông – Những kiến thức cần biết
Bu lông là một trong những sản phẩm cơ khí phục vụ cho việc xây...
Chi tiết về cường độ kéo đứt tiêu chuẩn của bu lông
Trong kho tàng thuật ngữ về thế giới bulong, ốc vít, bạn thường nghe rất...